26/12/2023

Không chỉ có người mập, người uống rượu, bia mới bị nhiễm mỡ máu. Thực chất người gầy nhưng có chế độ ăn không hợp lý, lười vận động vẫn rất dễ bị bệnh. Cùng tìm hiểu 5 loại thức ăn tốt cho bệnh nhân máu nhiễm mỡ.

1. Chất xơ

Người bệnh nên bổ sung cả 2 loại chất xơ là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. 2 loại này đều giúp cơ thể giảm cholesterol hiệu quả, điều này rất tốt cho bệnh nhân bị máu nhiễm mỡ.

Chất xơ hòa tan có trong đậu và yến mạch, chất xơ không hòa tan có trong các loại rau, trái cây, ngũ cốc. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người gầy bị máu nhiễm mỡ cần ăn từ 400 - 500g rau củ mỗi ngày.

2. Đậu nành

Bổ sung 25g protein đậu nành mỗi ngày giúp giảm quá trình sản xuất cholesterol ở gan, loại bỏ cholesterol xấu khỏi máu. Bạn có thể bổ sung qua chế phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa chua đậu nành, hạt đậu nành, sữa đậu nành. Tuy nhiên, bạn nên ưu tiên sử dụng đậu nành nguyên hạt vì dạng đậu nành này có khả năng giúp cải thiện cholesterol tốt hơn.

3. Omega-3

Omega-3 có nhiều trong cá, đặc biệt là các loại cá béo như cá hồi. Ngoài ra, các loại hạt, đậu nành, hạt lanh, cải dầu, quả óc chó cũng chứa nhiều loại acid béo này. Người gầy bị mỡ trong máu cao có nguy cơ lớn mắc bệnh tim mạch, omega-3 giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông và giảm nguy cơ xảy ra biến chứng này.

4. Chất béo tốt

Người bệnh máu nhiễm mỡ nên sử dụng thay thế mỡ động vật bằng các loại chất béo không bão hòa như bơ, dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương... Những chất béo này không làm tăng mức cholesterol trong máu, hơn nữa còn có khả năng cân bằng lipid máu.

5. Thịt trắng

Người bị máu nhiễm mỡ chỉ nên ăn thịt trắng và hạn chế thịt đỏ. Trong thịt trắng có nhiều axit béo không bão hòa, dạng axit này có thể giúp giảm cholesterol toàn phần. Một số loại thịt trắng ta nên dùng như: vịt, ngỗng, cá hoặc gà bỏ da.

Ngoài chế độ ăn kiểm soát chất béo nạp vào như trên, bệnh nhân máu nhiễm mỡ cần lưu ý tập thể dục, tăng cường vận động giúp tăng cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu gây ra các bệnh lý tim mạch.

Người bệnh cũng cần kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ, xét nghiệm máu 3 - 6 tháng/lần để được theo dõi lipid máu, tư vấn chế độ ăn uống và điều trị.

Xem thêm: Cách rửa rau sạch hóa chất, loại bỏ vi khuẩn và sâu bệnh mà bạn nên biết

Xem thêm: Tổ yến và sâm có tốt cho bệnh nhân ung thư không?

Xem thêm: Huyết áp cao do đâu, làm sao để phòng tránh?

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên